Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Khoá học có một không hai - Người thầy thứ hai

From https://damtson.wordpress.com/


Khoá học có một không hai


Subramanyan Chandrasekhar [Chandra] sống ở gần đài thiên văn Yerkes ở Wisconsin. Một lần ông dạy một khoá học [ở trường Đại học Chicago] có rất ít sinh viên đăng ký. Sau vài buổi dạy thì chỉ còn lại hai sinh viên trong lớp. Hồi đó chưa có đường cao tốc và việc lái xe đến trường không phải là dễ, nên trưởng khoa nói với Chandra là ông không cần phải cố gắng quá chỉ vì hai sinh viên và nếu ông muốn thì khoa có thể huỷ khoá học đó. Nhưng Chandra vẫn tiếp tục dạy, vì ông thấy hai sinh viên đó rất giỏi và và cảm thấy rất thích thú khi dạy họ. Hai sinh viên này là [Tsung-Dao] Lee và [Chen-Ning] Yang và khoá học này là khoá học duy nhất ở Chicago, và trên toàn thế giới, mà cả lớp học và giáo viên cuối cùng đều được giải Nobel.
Theo Peter Freund, A Passion For Discovery, World Scientific, 2007.
Subramanyan Chandrasekhar, who lived in Wisconsin near Yerkes Observatory, was once scheduled to teach a course to which very few people registered. After a few lectures only two students were left. The drive to campus was not easy in those days before expressways, so the department chairman suggested that Chandra need not inconvenience himself for just two students and if he wished the Department could cancel the course. But Chandra decided to go on with the course, because he found these two students truly outstanding and he greatly enjoyed teaching them. The two students were Lee and Yang and this was the only course ever taught at Chicago, or anywhere else for that matter, in which the whole class and the instructor went on to win Nobel Prizes.

Người thầy thứ hai


Câu chuyện xảy ra vào những năm 1970. B. là nghiên cứu sinh của Benjamin Lee, một ngôi sao đang lên của vật lý hạt cơ bản. Một hôm Benjamin Lee bị tai nạn giao thông chết, lúc đó ông mới 42 tuổi. B. rất lo lắng vì không còn người thầy hướng dẫn và định từ bỏ ngành vật lý. Mấy hôm sau khi B. đang ngồi trong phòng làm việc thì một giáo sư bước vào phòng. Ông đề nghị tất cả các nghiên cứu sinh đi ra ngoài, trừ B. Ông nói với B.: “Tôi không được như Benjamin Lee, tôi không biết tôi có xứng đáng làm người hướng dẫn luận án của anh không, nhưng tôi sẽ rất vinh dự nếu anh đồng ý làm học trò của tôi”. B. sau này trở một nhà vật lý có tiếng. Người hướng đẫn luận án thứ hai của anh là Yoichiro Nambu, người đã có những phát kiến lớn trong vật lý ngay từ những năm 1960 (về phá vỡ đối xứng, mô hình quark và lý thuyết dây), giải Nobel năm 2008.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét