Em cầm tờ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em bố cười
Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn thêm mãi
Đợi đến ngày tỏa hương
Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn
Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018
CHUYỆN HỌC NHẠC - Quynh Huong Le Do
From
Ta
nói mắc lời hứa với bao nhiêu bà mẹ trẻ, từ hồi nảo hồi nao rồi mà bận quá chưa
viết được, hoặc chưa dám viết sợ hỏng đủ ý ngày ý kia rồi uổng cái chuyện quan
trọng ý nghĩa. Trưa nay ngồi ăn cơm, Tin Nhái nói, “Quyết định cho con đi học
nhạc là quyết định sáng suốt nhất của ba mẹ.” Lúc đó đang kể chuyện, ngày xưa
ba ảnh cũng từng sáng tác vài bài hát tặng mẹ ảnh à. Nhưng nhạc là ba ảnh tự học.
Dù sao ba ảnh tự học cũng còn hay hơn mẹ ảnh, học với thầy ba bốn lần mà rốt cục
trụi lủi vẫn trụi lủi, hăm bảy tuổi mới võ vẽ ôm organ học lại từ đầu, khóc
không ra nước mắt.
Cái
chuyện hồi nhỏ mình mê học nhạc lắm mà cha mình sợ mình theo đạo Chúa hay đạo
Tin lành, cấm tiệt, mẹ mình cho đi học võ vẽ bên ngoài, mà cũng siết không
nghiêm, vài tháng là rụng mất, mình nhớ có lần đã nhắc qua rồi. Rốt cục mình lớn
lên, lên Sài Gòn, nói thiệt nghèo không sợ mang tiếng ‘ở tỉnh lên’ không sợ, chỉ
cảm thấy tự ti ở đúng mỗi điểm: nhìn thấy các bạn cùng chặng tuổi có điều kiện
hơn được học nhạc, biết đàn, mình thèm thuồng quá, cảm thấy mình thua kém, kiểu
gì với cũng hỏng tới, thi hát thi hò, tham gia đội văn nghệ gì gì… toàn theo bản
năng. Cái là ‘máu nóng’ bốc lên haha, sẵn lúc mang bầu Tin rảnh rỗi, mình nhờ
cô bạn đồng nghiệp thân thiết trong đài kèm organ và đi học nhạc lý cơ bản để đủ
đậu vô trung cấp Lý luận âm nhạc (sau này đổi thành Âm nhạc học rồi) bên Nhạc
viện thành phố rồi vô đó học tiếp. Mà ta nói..., đậu rồi, tiếp theo hóa ra là một
màn ‘trường kỳ kháng chiến’ chục năm vật vã, học tai này chạy qua tai kia, cái
gì đụng đến ngôn từ, lý luận thì bạn học hỏng ai bằng mình, mà đụng tới nốt nhạc…,
má ơi… mình hỏng bằng ai trong lớp hết, haha, mình bò, lết, chiến đấu ta nói…
muốn thảm có bao nhiêu là thảm. Vì vô đó mình mới phát hiện ra, (có luận chứng
khoa học chứng minh đàng hoàng nhe), cái tuổi hoàn hảo để con người ta có thể
‘thẩm thấu’ âm nhạc tự nhiên như người ta hít thở không khí, học vô bén rễ luôn
mãi mãi không quên, là từ 4 đến 9 tuổi, miễn cưỡng lắm thì kéo dài đến 12 tuổi
mà thôi. Nghĩa là, nếu bạn được học nhạc từ trước, thì sau 12 tuổi bạn có thể cứ
tiếp tục hấp thu vào thêm thoải mái, nhưng nếu bạn bắt đầu sau tuổi này, thì nói
nôm na là cái phần trí não có thể hấp thụ âm nhạc như bản năng của bạn đã đóng
thành khối cứng như bê tông, bạn học vô cho lắm cũng đụng tới lớp rìa rìa bên
ngoài, đụng vô bật trở ra, ngâm ngấm có chút xíu, rồi là thôi hà ^^
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018
NHẬN ĐỊNH TRONG CÁCH DẠY CON - Thanh N. Truong
Cuối năm 2016 sau chuyến đi xe đạp xuyên miền Tây (400 km) Takara rất háo hức khi tôi nói về khả năng 2018 hai Bố con sẽ thực hiện chuyến đi xe đạp Saigon – Huế với gần 1000 km. Takara lên mạng tìm hiểu về địa lý Việt Nam và bảo ‘Bố ơi ở miền Bắc trung bộ có nhiều hang động đẹp lắm, mình có thể ghé qua đó trong chuyến đi tương lai không?!’ Vừa nhắc vừa làm khó Bố nó, đó là chiêu mà Takara thường làm từ khi còn bé.
Cách đây sáu tháng tôi có dự định là phối hợp chuyến đi xe đạp này với cơ hội gây quỹ từ thiện cho các trẻ em vùng cao vùng sâu. Tôi thảo luận điều này với vài người bạn và ai cũng nghĩ nếu làm được như thế thì quả là tuyệt vời. Khi bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi thì có vài vấn đề bắt tôi phải trả lời câu hỏi ‘Mục tiêu chính của chuyến đi là gì? Là để dạy con hay gây quỹ từ thiện? Cả hai mục tiêu đều tốt. Tuy nhiên không thể nào có kết quả hoàn hảo cho cả hai mục tiêu vì thời gian có hạn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)