Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Những đứa trẻ không đổ vừa khuôn – Nguyễn Thị Ngọc Minh

Những đứa trẻ không đổ vừa khuôn – Nguyễn Thị Ngọc Minh

From hocthenao.vn
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng trong một lớp học, hoặc trong một sân chơi. Những đứa trẻ không đổ vừa khuôn thường ngồi một mình một góc, chơi một mình một trò, chọc phá các bạn khác, chống đối các kỉ luật, lơ đãng và hay hỏi những thứ không ai hiểu nổi, viết tay trái… Chúng bao giờ cũng bị coi là thành phần ngoại vi, hoặc người ta không thèm để ý đến, hoặc người ta phát cáu và đuổi ra khỏi lớp học, hoặc bất lực và mặc kệ chúng muốn làm gì thì làm.
Lẽ dĩ nhiên, là cha mẹ, ai cũng muốn con mình là con ngoan trò giỏi, đi học được cô giáo khen, đi chơi chan hòa với bạn bè, ở nhà nghe lời bố mẹ, ra đường tự tin lễ phép. Và họ thường so sánh: tại sao các bạn khác được như thế, mà con mình thì không. Họ không mệt mỏi tìm những biện pháp để nhốt chúng vào một cái khuôn nào đó, nhưng càng muốn nhốt chúng lại càng muốn trồi ra, trượt đi.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

CÁCH NHAU 2 GIỜ BAY

From http://doanphuongthao.blogspot.com/2009/05/cach-nhau-2-gio-bay.html

Tôi vừa trải qua một ngày dài đầy lo lắng. Sáng sớm nay, đi đón một đồng nghiệp từ Hà Nội vào công tác, tôi bất ngờ bắt gặp cô con gái 19 tuổi của mình đang đi vào sân bay.
Tôi tưởng cháu cũng đi tiễn hoặc đón bạn, nhưng không phải, cháu xếp hàng làm thủ tục lên máy bay và biến mất vào khu cách ly, tất cả hành lý của cháu chỉ là cái balô như khi đến trường. Tôi không dám gọi điện cho vợ tôi, sợ cô ấy lo lắng.

10 LIFE LESSONS TO EXCEL IN YOUR 30S - Mark Manson


A
couple weeks ago I turned 30. Leading up to my birthday I wrote a post on what I learned in my 20s.

But I did something else. I sent an email out to my subscribers (subscribe here) and asked readers age 37 and older what advice they would give their 30-year-old selves. The idea was that I would crowdsource the life experience from my older readership and create another article based on their collective wisdom.

From https://markmanson.net/10-life-lessons-excel-30s

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

The Four Stages of Life - Mark Manson

From https://markmanson.net/four-stages-of-life
Life is a bitch. Then you die. So while staring at my navel the other day, I decided that that bitch happens in four stages. Here they are.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Du lịch một mình – Đừng đợi một bạn đường - from ELLE.VN

Có bạn đường rất thích. Nhưng đừng đợi nếu mình không tìm ra người đó. Thời gian của chúng ta hữu hạn biết bao, mà con đường thì đầy ắp bất ngờ.
IMG_5286
Một cặp đôi sau một ngày thấm mệt ở cung điện Alhambra, Tây Ban Nha. Nếu không có bạn đường, hẳn lúc này ta chỉ có thể dựa lưng vào tường mà nghỉ mệt.
Ngay khi có ý tưởng về một chuyến đi, đa số chúng ta thường bắt đầu loay hoay tìm kiếm bạn đồng hành. Chuyến đi cũng giống như cuộc đời vậy, chúng ta hoang mang, thậm chí hoảng sợ khi biết mình sẽ chỉ có một mình. Trơ trọi. Không có ai để bầu bạn, không có ai để dựa vào.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Khoá học có một không hai - Người thầy thứ hai

From https://damtson.wordpress.com/


Khoá học có một không hai


Subramanyan Chandrasekhar [Chandra] sống ở gần đài thiên văn Yerkes ở Wisconsin. Một lần ông dạy một khoá học [ở trường Đại học Chicago] có rất ít sinh viên đăng ký. Sau vài buổi dạy thì chỉ còn lại hai sinh viên trong lớp. Hồi đó chưa có đường cao tốc và việc lái xe đến trường không phải là dễ, nên trưởng khoa nói với Chandra là ông không cần phải cố gắng quá chỉ vì hai sinh viên và nếu ông muốn thì khoa có thể huỷ khoá học đó. Nhưng Chandra vẫn tiếp tục dạy, vì ông thấy hai sinh viên đó rất giỏi và và cảm thấy rất thích thú khi dạy họ. Hai sinh viên này là [Tsung-Dao] Lee và [Chen-Ning] Yang và khoá học này là khoá học duy nhất ở Chicago, và trên toàn thế giới, mà cả lớp học và giáo viên cuối cùng đều được giải Nobel.
Theo Peter Freund, A Passion For Discovery, World Scientific, 2007.
Subramanyan Chandrasekhar, who lived in Wisconsin near Yerkes Observatory, was once scheduled to teach a course to which very few people registered. After a few lectures only two students were left. The drive to campus was not easy in those days before expressways, so the department chairman suggested that Chandra need not inconvenience himself for just two students and if he wished the Department could cancel the course. But Chandra decided to go on with the course, because he found these two students truly outstanding and he greatly enjoyed teaching them. The two students were Lee and Yang and this was the only course ever taught at Chicago, or anywhere else for that matter, in which the whole class and the instructor went on to win Nobel Prizes.