Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Học đại học như thế nào? – Trần Thanh Ái

Học đại học như thế nào? – Trần Thanh Ái

(Từ hocthenao.vn)

Tóm tắt: Có lẽ đó là câu hỏi mà đa số tân sinh viên đều tự hỏi khi bước vào ngưỡng cửa đại học. Trong bài viết này, trước hết tôi sẽ điểm lại một số biến động sâu sắc của khoa học có tác động trực tiếp đến cách thức đào tạo đại học và cách học của sinh viên. Sau đó, tôi sẽ trình bày những nét cơ bản của đào tạo đại học. Cuối cùng, tôi sẽ nêu những đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay để các tân sinh viên có được những khái niệm tổng quát về việc học của mình sắp tới.

Học đại học như thế nào? có lẽ là một trong những băn khoăn hàng đầu của các em tân sinh viên, khi các em vừa trải qua hành trình ở phổ thông với nhiều bất cập mà báo chí đã đề cập đến rất nhiều trong những năm qua. Các từ và cụm từ “học vẹt”, “hư học”, “học thụ động”, “học để lấy bằng”… thường được dùng để phê phán lề lối học tập mà nhiều em vẫn áp dụng, ngay cả khi đã bước chân vào trường đại học. Điều đó hàm ý rằng học sinh và sinh viên cần thay đổi cách thức học tập, nhất là khi nước ta đang hội nhập sâu rộng vào các mặt hoạt động của thế giới. Trong bài viết này, tôi muốn trình bày một số vấn đề liên quan đến việc học ở đại học trong thời đại ngày nay. Tôi sẽ bắt đầu từ những sự thay đổi trong quan niệm về kiến thức khoa học, vì đó chính là đối tượng của việc học của sinh viên.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Những giấc mơ lạ lùng

Lần trước đã mơ thấy một giấc mơ về phân biệt chủng tộc, lúc đang ngủ nghe Shakira hát bài Hips don’t like thì não mình tự phiên dịch lại thành một bài hát về phân biệt chủng tộc @@” “Ơ người Á gốc Phi, ơ người Âu gốc Phi,...” gì gì đó. Cũng chẳng hiểu làm thế nào mà nó hợp thành âm điệu được.

Hôm nay lại mơ thấy ngày đầu tiên nhập học vào Đại học, đó không phải là nhớ lại quá khứ, cũng chẳng phải là tương lai, đó đơn thuần chỉ là một cảm giác lạ lùng. Mình học đại học lần thứ 2, nghĩa là mình vẫn nhớ rằng mình vừa mới ra khỏi trường đại học rồi. Mà thế nào lại nhập học vào sư phạm, ngành sư phạm vật lý, và lại gặp vài người mà mình đã từng gặp trong những ngày tháng qua.

Phục hồi file Word chưa Save


Đôi khi bạn đang làm việc với Word thì xảy ra những sự cố ko mong muốn như mất điện hay chương trình hiện thông báo "Not Responding" và bắt buộc phải đóng lại. Nhưng văn bản soạn thảo ra chưa kịp save và khi bật lại thì đã đi tong phần vừa gõ. Mình cũng đã nhiều lần gặp trường hợp như thế và rất bức xúc nên sau 1 lần mò mẫm, mình đã tìm ra 1 cách khá hay có thể khôi phục lại file Word chưa kịp save do gặp sự cố. Mình test trên Word 2010 và Win7, còn các phiên bản khác thì mình chưa thử. Đây là kinh nghiệm của bản thân mình nên có gì mọi người đừng ném đá nhé

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Nói chuyện về toán ứng dụng

(Từ thichhoctoan.net)
Ngô Bảo Châu phỏng vấn Ngô Quang Hưng
Bài đã đăng trên Tia Sáng
Trong năm 2013, tôi có trao đổi với nhiều người về việc làm toán ứng dụng ở Việt Nam. Những cuộc trao đổi này đem đến cho tôi nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều quan điểm tưởng chừng như không thể dung hoà được. Tôi có cảm tưởng rằng lý do một số người có những quan niệm hơi cực đoan là bản thân họ không làm toán ứng dụng, những gì họ phát biểu phản ánh mong ước của họ chứ không phải kinh nghiệm thực tế. Tôi có chia sẻ những băn khoăn của mình với anh Ngô Quang Hưng, một người làm toán ứng dụng đúng nghĩa, hiện công tác tại Khoa Khoa học Máy tính, Đại học Bang New York ở Buffalo. Tôi thấy cuộc trao đổi này đã rất bổ ích cho tôi và vì thế muốn chia sẻ nó với độc giả của Tia sáng.

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Hai kỹ năng: tìm ra vấn đề hay và giải quyết được vấn đề – Đàm Thanh Sơn

(Từ hocthenao.vn)
Học Thế Nào chúc các độc giả một năm mới sức khỏe, may mắn và nhiều niềm vui! Chúng tôi xin mở đầu năm mới bằng bài nói “phỏng vấn” Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn. Bài do Giáo sư toán Ngô Bảo Châu thực hiện.

NBC: Ở trường trung học, anh Sơn học chuyên toán, nhưng khi sang Nga học đại học, anh chuyển sang học Vật lý. Từ lúc còn học trung học, anh đã có định hướng Vật lý chưa? Theo anh, tư duy toán và lý có khác nhau nhiều không?
ĐTS:  Thời học phổ thông có một số cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến tôi và đến việc chọn đi học vật lý khi lên đại học. Một cuốn sách là “Vật lý vui”, dịch từ tiếng Nga, tác giả là Yakov Perelman. Cuốn thứ hai là “Câu chuyện về  hằng số vật lý cơ bản” của tác giả Đặng Mộng Lân. Ngoài ra, hồi đó tôi còn đặt tạp chí Kvant tiếng Nga, trong đó có rất nhiều bài báo lôi cuốn về vật lý, viết bởi các nhà khoa học nổi tiếng cho học sinh phổ thông.
Bố tôi cũng thích vật lý, và thỉnh thoảng cũng nói chuyện với tôi về vật lý.
Vật lý sử dụng rất nhiều công cụ toán. Tôi không nghiên cứu toán học thật sâu nên không biết chắc chắn có sự khác nhau giữa tư duy toán và tư duy vật lý hay không. Tôi ngờ là có khác nhau, nhưng ít thôi, không nhiều như người ta tưởng. Sự khác nhau lớn nhất có lẽ ở kỳ vọng về kết quả cuối cùng.

Khôn Ngoan Ngày Đầu Năm

Trích từ "30 điều không nên tiếp tục làm cho bản thân"

“Không ai có thể quay ngược lại thời gian để bắt đầu lại từ đầu, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và tạo ra một kết thúc mới”.