Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Tủ sách toán phổ thông

From zung.zetamu.net

Đây là danh sách các sách toán phổ thông mà tôi có được xem và thấy hay, kèm theo các thông tin và bình luận. Chủ yếu là sách tiếng nước ngoài, và hy vọng chúng sẽ được dịch sang tiếng Việt, để đến được với các bạn trẻ Việt Nam. Danh sách này sẽ được cập nhật mỗi khi có gì mới. Nếu ai thấy sách nào hay xin giới thiệu cho tôi biết. Xin cảm ơn!

Tôi sẽ xếp theo tên tác giả trong danh sách đầu tiên, rồi phân loại theo lứa tuổi ở các danh sách phía dưới

Danh sách theo thứ tự tên tác giả:

  • Abbot, Thế giới phẳng: câu chuyện tình cảm nhiều chiều (Flatland: a romance from many dimensions). Đây là một quyển sách kinh điển về hình học, được viết từ cuối thể kỷ 19 và cho đến những năm 2000 vẫn tiếp tục tái bản. “Thế giới phẳng” ở đây tức là thế giới 2 chiều. Tác giả tưởng tượng con người trong thế giới chỉ có 2 chiều sẽ sống ra sao, nhận biết các thứ thế nào, so với thế giới 1 chiều thì sao, và khi có người từ thế giới 3 chiều đến thăm thì sao, v.v. Qua đó hiểm thêm nhiều về hình học (ở mức phổ thông).
  • Aigner & Ziegler, Các chứng minh từ Sách Trời (Proofs from THE BOOK), tiếng Anh (chưa dịch ?), tái bản lần 4, 2010.  Các chứng minh hay nhất của một loạt các định lý kinh điển trong số học, hình học,  tổ hợp (lý thuyết đồ thị), và giải tích. “Sách Trời” là cách nói ví von của nhà toán học Erdos: Chúa Trời có 1 quyển sách trong đó ghi tất cả mọi thứ toán học thật hay ho, cái gì mà hay thì tức là từ “Sách Trời” mà ra. Hợp cho học sinh cấp 3, tuy cấp 2 cũng có thể hiểu một số mục.
  • Aleksandrova & Levshin. Bộ sách tuyển thuyết toán học cho trẻ em của hai tác giả này là bộ sách kinh điển vô cùng hấp dẫn, với các quyển: Ba ngày ở xứ KarlikaniaNgười mặt nạ đen từ nước Al-giépCon tầu của thuyền trưởng Đơn vị, và 4 quyển sách về về các cuộc phiêu lưu của Thạc sĩ khoa học đãng trí. Chủ yếu dành cho độ tuổi cấp 1, nhưng các học sinh lớn hơn mà chưa biết đến, đọc chắc cúng sẽ thích.
  • Bellos, Cuộc phiêu lưu của Alex trong Numberland (Alex’s adventures in Numberland), tiếng Anh, 2010. Gồm các câu chuyện hấp dẫn về lịch sử toán học, khả năng toán học của người và động vật, các ứng dụng thú vị của toán sơ cấp, v.v. Tác giả có bằng đại học toán và triết học, rồi làm nghề nhà báo.
  • Bolt,  Hộp Pandora toán học (A mathematical Pandora’s box). Tiếng Anh (chưa dịch),  NXB đại học Cambridge, 193. 128 trang. Tuyển tập 142 bài toán thú vị để phát triển tư duy logic và sáng tạo của trẻ em. Cho mọi lứa tuổi. Theo huyền thoại, Hôp Pandora tức là hộp chứa con quỉ, đã mở ra là con quỉ chui ra, không nhốt lại nó vào được nữa. Một bài ví dụ: 3 bạn gấu có 1 bình 21 ít mật,  muốn chia được thành 3 phần bằng nhau. Các bạn kiếm thêm được 3 bình khác, với dung tích là 11, 8 và 5 lít. Bằng cách đổ đi đổ lại mật giữa các bình, các bạn gấu đã chia được mật. Thế còn em có làm được không ?
  • Danesi, Tháp Hà nội và nghich lý kẻ nói dối: 10 bài toán đố lớn nhất mọi thời đại (The Liar Paradox AND THE Towers of Hanoi
    THE 10 GREATEST MATH PUZZLES OF ALL TIME), 2004, quãng 250 trang. Đọc rất thú vị, về các khái niệm toán học như là thuật toán, số vô cùng lớn, v.v. Thích hớp với học sinh cấp 2 trở lên.
  • Nguyễn Tiến Dũng, Các bài giảng về toán cho Mirella: Quyển 1, 118 trang, 2013. Tiếng Việt. Thổi kèn khen lấy một chút, đây là sách do tôi viết, cho các năm cuối cấp 2. Viết xong từ cuối 2012.
  • Nguyễn Tiến Dũng, Các bài giảng về toán cho Mirella: các quyển tiếp theo. Sách đang viết. Quyển 2 sắp hoàn thành.
  • Trần Nam Dũng, Sách giới thiệu về ABACUS. Tiếng Việt, đang hoàn thành (?). ABACUS ở đây là cuộc thi toán trên mạng bằng tiếng Anh tổ chức liên tục cho trẻ em, xem: http://www.gcschool.org/program/abacus/index.aspx. Qua nhiều năm, ABACUS đã có một tuyển tập rất lớn các bài toán thú vị cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
  • Kajander, Các ý tưởng  lớn cho các nhà toán học nhí (Big ideas for small mathematicians), tiếng Anh,  162 trang, 2007. Cho độ tuổi 6-11. Giới thiệu 22 hoạt động và trò chơi để học toán một cách vui vẻ hấp dẫn.
  • Kozlova, Câu đố và gợi ý: các bài tập cho câu lạc bộ toán học. (Сказки и подсказки задачи для математического кружка). Tiếng Nga, in lần thứ 2 năm 2004. Có khoảng 300 câu đố và bài tập, rồi đến phần gợi ý hướng giải, rồi đến phần bài giải. Như vậy học sinh nếu không làm được, đầu tiên có thể xem gợi ý để nghĩ tiếp, nếu vẫn không nghĩ ra thì xem lời giải. Đang dịch ra tiếng Việt ? Cho học sinh đầu cấp 2.
  • Lichtman, Bí mật, dối trá, và đại số (Do the Math 1: Secrets, Lies, and Algebra), 2008, gần 200 trang. Cho học sinh cấp 2. Quyển sách này là một cách học đại số qua nhân vật cô bé Tess. Sách được nhiều giải thưởng bên Mỹ. Trang web của tác giả là: http://www.wendylichtman.com/. Tôi đọc thử quyển này thấy rất ngộ, từ chương đầu (về so sánh to hơn, nhỏ hơn) đã thấy thích. Quyển sách này hay về mặt văn học, chứ không chỉ về toán.
  • Lichtman, Mật mã viết trên tường (Do the Math 2: The writing on the wall), 2008, 227 trang. Quyển tiếp theo của quyển “Secrets, lies, and algebra”, học toán qua nhân vật Tess. Cô bé Jess học lớp 8, cứ nghĩ mãi để xác định xem một anh bạn cùng lớp có thích mình không, các thứ viết trên tường nhà thời có phải là mật mã chứa các thông tin gì đó.  Và tại sao có một cô bạn cứ bắt chước những cái mình làm … (Nếu dịch ra tiếng Việt thì nên dịch trọn bộ 2 quyển của Lichtman).
  • Shen, Xác suất qua các ví dụ và bài tập (Вероятность: примеры и задачи (c1) 2-е изд., М.: МЦНМО, 2008, 64 с., ISBN 978-5-94057-284-8). Tiếng Nga (chưa dịch ?). Sách nhỏ 64 trang, giới thiệu về xác suất cho học sinh phổ thông cấp 2 và cấp 3, qua nhiều ví dụ và bài tập đơn giản và thực tế. Một số định lý quan trọng (luật số lớn và BĐT Chebyshev) được trình bày thông qua một dãy bài tập.
  • Smullyan, Alice trong thế giới câu đố (Alice in Puzzle Land), tiếng Anh (chưa dịch ?), 1986, 196 trang. Sách viết dưới dạng truyện phiêu lưu, cho cả trẻ em từ 4-5 tuổi trở lên và người lớn, về logic, rất thú vị. Nhân vật Alice ở đây là mượn của “Alice trong thế giới thần kỳ”.
  • Spivak, Câu lạc bộ toán lớp 7 (Математический кружок. 7 класс), 2000, 72 trang. Tiếng Nga, đang được dịch sang tiếng Việt. Quyển sách nhỏ này là tuyển tập gần 300 bài toán thú vị, chia làm nhiều mục khác nhau (vs dụ như tính chẵn lẻ, chia hết, tổ hợp, tổng và trung bình cộng, cắt ghép, v.v.), ứng với các kiến thức toán của học sinh lớp 7. Phần cuối quyển sách có hướng dẫn giải các bài. Chú ý: quyển này được in lại (có bổ sung ?) năm 2003, thành sách 128 trang, và gọi là câu lạc bộ toán lớp 6 và lớp 7.
  • Tahan, Cuộc chu du của một người biết làm toán (The man who counted: a collection of mathematical adventures), tiếng Anh (chưa dịch ?), 1993, hơn 100 trang. Sách về các phép tính toán học, viết dưới dạng một câu truyện phiêu lưu rất thú vị. Tác giả viết ở Brazil nhưng lấy bối cảnh là vùng cận đông thời cổ (xứ Persia). Học sinh cấp 1 trở lên có thể hiểu.
  • Tikhomirov, Các câu chuyện về cực đại và cực tiểu (Рассказы о максимумах и минимумах), tiếng Nga (chưa dịch ?), tái bản 2006, 199 trang.  Cho học sinh cấp 3 (học sinh cấp 2 có thể hiểu vài đoạn). Một tuyển tập các câu chuyện thú vị về các phương pháp toán học được dùng trong các bài toán tìm cực đại, cực tiểu trong thực tế ra sao.  Các vấn đề tối ưu liên quan đến đủ thứ, từ các hiện tượng tự nhiên (như ánh sáng) cho đến cuộc sống thường ngày (như qui hoạch đất đai), cho đến các chuyến bay vào vũ tru. Sách có được dịch sang tiếng Anh.
  • Zvonkin, Câu lạc bộ toán học trẻ thơ (Малыши и математика. Домашний кружок для дошкольников), tiếng Nga (chưa dịch ?), 2006, 240 trang. Các hoạt động hấp dẫn được tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ cho các bé ở độ tuổi mẫu giáo và cấp 1 để học về các khái niệm toán học. Tác giả là nhà toán học chuyên nghiệp, đã tổ chức các hoạt động này.

Sách cho học sinh cấp 1:

  • Aleksandrova & Levshin. Bộ sách tuyển thuyết toán học cho trẻ em của hai tác giả này là bộ sách kinh điển vô cùng hấp dẫn, với các quyển: Ba ngày ở xứ KarlikaniaNgười mặt nạ đen từ nước Al-giépCon tầu của thuyền trưởng Đơn vị, và 4 quyển sách về về các cuộc phiêu lưu của Thạc sĩ khoa học đãng trí. Chủ yếu dành cho độ tuổi cấp 1, nhưng các học sinh lớn hơn mà chưa biết đến, đọc chắc cúng sẽ thích.
  • Bolt,  Hộp Pandora toán học (A mathematical Pandora’s box). Tiếng Anh (chưa dịch),  NXB đại học Cambridge, 193. 128 trang. Tuyển tập 142 bài toán thú vị để phát triển tư duy logic và sáng tạo của trẻ em. Cho mọi lứa tuổi. Theo huyền thoại, Hôp Pandora tức là hộp chứa con quỉ, đã mở ra là con quỉ chui ra, không nhốt lại nó vào được nữa. Một bài ví dụ: 3 bạn gấu có 1 bình 21 ít mật,  muốn chia được thành 3 phần bằng nhau. Các bạn kiếm thêm được 3 bình khác, với dung tích là 11, 8 và 5 lít. Bằng cách đổ đi đổ lại mật giữa các bình, các bạn gấu đã chia được mật. Thế còn em có làm được không ?
  • Trần Nam Dũng, Sách giới thiệu về ABACUS. Tiếng Việt, đang hoàn thành (?). ABACUS ở đây là cuộc thi toán trên mạng bằng tiếng Anh tổ chức liên tục cho trẻ em, xem: http://www.gcschool.org/program/abacus/index.aspx. Qua nhiều năm, ABACUS đã có một tuyển tập rất lớn các bài toán thú vị cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
  • Smullyan, Alice trong thế giới câu đố (Alice in Puzzle Land), tiếng Anh (chưa dịch ?), 1986, 196 trang. Sách viết dưới dạng truyện phiêu lưu, cho cả trẻ em từ 4-5 tuổi trở lên và người lớn, về logic, rất thú vị. Nhân vật Alice ở đây là mượn của “Alice trong thế giới thần kỳ”.
  • Tahan, Cuộc chu du của một người biết làm toán (The man who counted: a collection of mathematical adventures), tiếng Anh (chưa dịch ?), 1993, hơn 100 trang. Sách về các phép tính toán học, viết dưới dạng một câu truyện phiêu lưu rất thú vị. Tác giả viết ở Brazil nhưng lấy bối cảnh là vùng cận đông thời cổ (xứ Persia). Học sinh cấp 1 trở lên có thể hiểu.
  • Zvonkin, Câu lạc bộ toán học trẻ thơ (Малыши и математика. Домашний кружок для дошкольников), tiếng Nga (chưa dịch ?), 2006, 240 trang. Các hoạt động hấp dẫn được tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ cho các bé ở độ tuổi mẫu giáo – vỡ lòng để học về các khái niệm toán học. Tác giả là nhà toán học chuyên nghiệp, đã tổ chức các hoạt động này.

Sách cho học sinh cấp 2:

  • Abbot, Thế giới phẳng: câu chuyện tình cảm nhiều chiều (Flatland: a romance from many dimensions). Đây là một quyển sách kinh điển về hình học, được viết từ cuối thể kỷ 19 và cho đến những năm 2000 vẫn tiếp tục tái bản. “Thế giới phẳng” ở đây tức là thế giới 2 chiều. Tác giả tưởng tượng con người trong thế giới chỉ có 2 chiều sẽ sống ra sao, nhận biết các thứ thế nào, so với thế giới 1 chiều thì sao, và khi có người từ thế giới 3 chiều đến thăm thì sao, v.v. Qua đó hiểm thêm nhiều về hình học (ở mức phổ thông)
  • Bolt,  Hộp Pandora toán học (A mathematical Pandora’s box). Tiếng Anh (chưa dịch),  NXB đại học Cambridge, 193. 128 trang. Tuyển tập 142 bài toán thú vị để phát triển tư duy logic và sáng tạo của trẻ em. Cho mọi lứa tuổi. Theo huyền thoại, Hôp Pandora tức là hộp chứa con quỉ, đã mở ra là con quỉ chui ra, không nhốt lại nó vào được nữa. Một bài ví dụ: 3 bạn gấu có 1 bình 21 ít mật,  muốn chia được thành 3 phần bằng nhau. Các bạn kiếm thêm được 3 bình khác, với dung tích là 11, 8 và 5 lít. Bằng cách đổ đi đổ lại mật giữa các bình, các bạn gấu đã chia được mật. Thế còn em có làm được không ?
  • Danesi, Tháp Hà nội và nghich lý kẻ nói dối: 10 bài toán đố lớn nhất mọi thời đại (The Liar Paradox AND THE Towers of Hanoi
    THE 10 GREATEST MATH PUZZLES OF ALL TIME), 2004, quãng 250 trang. Đọc rất thú vị, về các khái niệm toán học như là thuật toán, số vô cùng lớn, v.v. Thích hớp với học sinh cấp 2 trở lên.
  • Nguyễn Tiến Dũng, Các bài giảng về toán cho Mirella: Quyển 1, 118 trang, 2013. Tiếng Việt. Thổi kèn khen lấy một chút, đây là sách do tôi viết, cho các năm cuối cấp 2. Viết xong từ cuối 2012.
  • Nguyễn Tiến Dũng, Các bài giảng về toán cho Mirella: các quyển tiếp theo. Sách đang viết. Quyển 2 sắp hoàn thành.
  • Trần Nam Dũng, Sách giới thiệu về ABACUS. Tiếng Việt, đang hoàn thành (?). ABACUS ở đây là cuộc thi toán trên mạng bằng tiếng Anh tổ chức liên tục cho trẻ em, xem: http://www.gcschool.org/program/abacus/index.aspx. Qua nhiều năm, ABACUS đã có một tuyển tập rất lớn các bài toán thú vị cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
  • Kozlova, Câu đố và gợi ý: các bài tập cho câu lạc bộ toán học. (Сказки и подсказки задачи для математического кружка). Tiếng Nga, in lần thứ 2 năm 2004. Có khoảng 300 câu đố và bài tập, rồi đến phần gợi ý hướng giải, rồi đến phần bài giải. Như vậy học sinh nếu không làm được, đầu tiên có thể xem gợi ý để nghĩ tiếp, nếu vẫn không nghĩ ra thì xem lời giải. Đang dịch ra tiếng Việt ? Cho học sinh đầu cấp 2.
  • Lichtman, Bí mật, dối trá, và đại số (Do the Math 1: Secrets, Lies, and Algebra), 2008, gần 200 trang. Cho học sinh cấp 2. Quyển sách này là một cách học đại số qua nhân vật cô bé học sinh Jess. Sách được nhiều giải thưởng bên Mỹ. Trang web của tác giả là: http://www.wendylichtman.com/. Tôi đọc thử quyển này thấy rất ngộ, từ chương đầu (về so sánh to hơn, nhỏ hơn) đã thấy thích. Quyển sách này hay về mặt văn học, chứ không chỉ về toán.
  • Lichtman, Mật mã viết trên tường (Do the Math 2: The writing on the wall), 2008, 227 trang. Quyển tiếp theo của quyển “Secrets, lies, and algebra”, học toán qua nhân vật Jess. Cô bé Jess học lớp 8, cứ nghĩ mãi để xác định xem anh bạn cùng lớp có thích mình không, các thứ viết trên tường có phải là mật mã gửi cho mình không, và tại sao có một cô bạn cứ bắt chước những cái mình làm … (Nếu dịch thì nên dịch trọn bộ 2 quyển của Lichtman).
  • Shen, Xác suất qua các ví dụ và bài tập (Вероятность: примеры и задачи (c1) 2-е изд., М.: МЦНМО, 2008, 64 с., ISBN 978-5-94057-284-8). Tiếng Nga (chưa dịch ?). Sách nhỏ 64 trang, giới thiệu về xác suất cho học sinh phổ thông cấp 2 và cấp 3, qua nhiều ví dụ và bài tập đơn giản và thực tế. Một số định lý quan trọng (luật số lớn và BĐT Chebyshev) được trình bày thông qua một dãy bài tập.
  • Smullyan, Alice trong thế giới câu đố (Alice in Puzzle Land), tiếng Anh (chưa dịch ?), 1986, 196 trang. Sách viết dưới dạng truyện phiêu lưu, cho cả trẻ em từ 4-5 tuổi trở lên và người lớn, về logic, rất thú vị. Nhân vật Alice ở đây là mượn của “Alice trong thế giới thần kỳ”.
  • Spivak, Câu lạc bộ toán lớp 7 (Математический кружок. 7 класс), 2001, 72 trang. Tiếng Nga, đang được dịch sang tiếng Việt. Quyển sách nhỏ này là tuyển tập gần 300 bài toán thú vị, chia làm nhiều mục khác nhau (vs dụ như tính chẵn lẻ, chia hết, tổ hợp, tổng và trung bình cộng, cắt ghép, v.v.), ứng với các kiến thức toán của học sinh lớp 7. Phần cuối quyển sách có hướng dẫn giải các bài. Chú ý: quyển này được in lại (có bổ sung ?) năm 2003, thành sách 128 trang, và gọi là câu lạc bộ toán lớp 6 và lớp 7.
  • Tahan, Cuộc chu du của một người biết làm toán (The man who counted: a collection of mathematical adventures), tiếng Anh (chưa dịch ?), 1993, hơn 100 trang. Sách về các phép tính toán học, viết dưới dạng một câu truyện phiêu lưu rất thú vị. Tác giả viết ở Brazil nhưng lấy bối cảnh là vùng cận đông thời cổ (xứ Persia). Học sinh cấp 1 trở lên có thể hiểu.

Sách cho học sinh cấp 3:

  • Abbot, Thế giới phẳng: câu chuyện tình cảm nhiều chiều (Flatland: a romance from many dimensions). Đây là một quyển sách kinh điển về hình học, được viết từ cuối thể kỷ 19 và cho đến những năm 2000 vẫn tiếp tục tái bản. “Thế giới phẳng” ở đây tức là thế giới 2 chiều. Tác giả tưởng tượng con người trong thế giới chỉ có 2 chiều sẽ sống ra sao, nhận biết các thứ thế nào, so với thế giới 1 chiều thì sao, và khi có người từ thế giới 3 chiều đến thăm thì sao, v.v. Qua đó hiểm thêm nhiều về hình học (ở mức phổ thông)
  • Aigner & Ziegler, Các chứng minh từ Sách Trời (Proofs from THE BOOK), tiếng Anh (chưa dịch ?), tái bản lần 4, 2010.  Các chứng minh hay nhất của một loạt các định lý kinh điển trong số học, hình học,  tổ hợp (lý thuyết đồ thị), và giải tích. “Sách Trời” là cách nói ví von của nhà toán học Erdos: Chúa Trời có 1 quyển sách trong đó ghi tất cả mọi thứ toán học thật hay ho, cái gì mà hay thì tức là từ “Sách Trời” mà ra. Hợp cho học sinh cấp 3, tuy cấp 2 cũng có thể hiểu một số mục.
  • Danesi, Tháp Hà nội và nghich lý kẻ nói dối: 10 bài toán đố lớn nhất mọi thời đại (The Liar Paradox AND THE Towers of Hanoi THE 10 GREATEST MATH PUZZLES OF ALL TIME), 2004, quãng 250 trang. Đọc rất thú vị, về các khái niệm toán học như là thuật toán, số vô cùng lớn, v.v. Thích hớp với học sinh cấp 2 trở lên.
  • Nguyễn Tiến Dũng, Các bài giảng về toán cho Mirella: Quyển 1, 118 trang, 2013. Tiếng Việt. Thổi kèn khen lấy một chút, đây là sách do tôi viết, cho các năm cuối cấp 2. Viết xong từ cuối 2012.
  • Nguyễn Tiến Dũng, Các bài giảng về toán cho Mirella: các quyển tiếp theo. Sách đang viết. Quyển 2 sắp hoàn thành.
  • Trần Nam Dũng, Sách giới thiệu về ABACUS. Tiếng Việt, đang hoàn thành (?). ABACUS ở đây là cuộc thi toán trên mạng bằng tiếng Anh tổ chức liên tục cho trẻ em, xem: http://www.gcschool.org/program/abacus/index.aspx. Qua nhiều năm, ABACUS đã có một tuyển tập rất lớn các bài toán thú vị cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
  • Shen, Xác suất qua các ví dụ và bài tập (Вероятность: примеры и задачи (c1) 2-е изд., М.: МЦНМО, 2008, 64 с., ISBN 978-5-94057-284-8). Tiếng Nga (chưa dịch ?). Sách nhỏ 64 trang, giới thiệu về xác suất cho học sinh phổ thông cấp 2 và cấp 3, qua nhiều ví dụ và bài tập đơn giản và thực tế. Một số định lý quan trọng (luật số lớn và BĐT Chebyshev) được trình bày thông qua một dãy bài tập.
  • Smullyan, Alice trong thế giới câu đố (Alice in Puzzle Land), tiếng Anh (chưa dịch ?), 1986, 196 trang. Sách viết dưới dạng truyện phiêu lưu, cho cả trẻ em từ 4-5 tuổi trở lên và người lớn, về logic, rất thú vị. Nhân vật Alice ở đây là mượn của “Alice trong thế giới thần kỳ”.
  • Tikhomirov, Các câu chuyện về cực đại và cực tiểu (Рассказы о максимумах и минимумах), tiếng Nga (chưa dịch ?), tái bản 2006, 199 trang.  Cho học sinh cấp 3 (học sinh cấp 2 có thể hiểu vài đoạn). Một tuyển tập các câu chuyện thú vị về các phương pháp toán học được dùng trong các bài toán tìm cực đại, cực tiểu trong thực tế ra sao.  Các vấn đề tối ưu liên quan đến đủ thứ, từ các hiện tượng tự nhiên (như ánh sáng) cho đến cuộc sống thường ngày (như qui hoạch đất đai), cho đến các chuyến bay vào vũ tru. Sách có được dịch sang tiếng Anh.
Sách đã xem qua, nhưng không thấy thật thú vị hay thích hợp cho việc dịch sang tiếng Việt:
  • Brown and Walter, The art of problem posing, 2004. Đây không phải là sách cho học sinh, mà là cho giáo viên, về nghệ thuật ra các đề bái toán như thế nào. (Có cần thiết làm công việc dich sách cho giáo viên không ? Lượng giáo viên còn ít hơn là lượng sinh viên đại học ? Có lẽ là không. Các giáo viên phải chịu khó đọc trực tiếp tiếng Anh thôi)
  • Courant & Robbins, What is mathematics?, 2nd edition, 1996. Sách kinh điển, giới thiệu về các khái niệm toán học một cách sơ cấp. Dạng như là các bài giảng có kèm bài tập. Tuy nhiên sách thuộc loại “thế hệ cũ” rồi, hơi khô khan ?
  • Wandervelde, Circle in a box, MSRI 2009. Sách dành cho giáo viên chứ không phải cho học sinh. Hướng dẫn cách lập các nhóm học toán cho học sinh thích toán, và các vấn đề và các hoạt động toán học có thể làm ở các nhóm đó, với nhiều ví dụ cụ thể.
Sách có trong tay nhưng chưa kịp đánh giá:
  • Cadwell, Topics in recreational mathematics, 2009.
  • Gardner, Entertaining mathematical puzzles, ????. Sách nhỏ, hơn 60 trang.
  • Penrose, The road to reality, 2007. Sách dài 1000 trang, về toán và vật lý. Có lẽ là sách rất hay về khoa học, nhưng phải cuối cấp 3 và đại học mới tiếp cận được ?
  • Soifer, Mathematics as problem solving, 120 trang, 2009. Sách được nhiều người như Erdos khen ngợi.
  • Soifer, How does one cut a triangle?, 2nd edition, 205 pages, 2009
  • Smullyan, This book needs no title, 1980. Sách viết về các nghịch lý trong toán và trong cuộc sống.
  • Stewart, Cái đẹp là chân lý (Why beauty is truth), 2007. Ông Stewart này viết rất nhiều, và khá hay, nhưng cho độ tuổi từ cấp 3 trở lên hoặc đại học mới hiểu được ?
  • Stewart, professor Stewart’s cabinet of mathematical curiosities, 2009.
  • Stewart, 17 equations that changed the world, 2012. (Có vẻ hay , nhưng có khó quá không với học sinh phổ thông ?)
Sách thấy giới thiệu là hay, nhưng chưa được xem:
  • I love math! series (cho trẻ thơ): Series  này có ít nhất 12 quyển sách nhỏ về toán, nghe nói nhiều trẻ rất thích.
  • Napoli et al., How Hungry are you?  (Có bán ở amazon: http://www.amazon.com/How-Hungry-Are-Donna-Napoli/dp/068983389X). Sách dạy phía chia cho trẻ thơ, độ tuổi mẫu giáo và cấp 1.
  • Neuschwander, Sir Comference and …: series sách toán hoạt hình với các nhận vật huyền thoại (hiệp sĩ, rồng, …), cho độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi.
Một số sách ở mức đại học đại cương (các ngành khác toán cũng dùng đến):
  • Các bài giảng về xác suất và thống kê (Dự án viết lại quyển “Nhập môn hiện đại xác suất và thống kê” thành sách này).

Ghi chú:

Một số nguồn để tìm sách trên mạng:
- Các trang web của các hiệu sách trên mạng, ví dụ như amazon.com.
- Các trang web về toán học, ví dụ như: http://www.mccme.ru/free-books/ (một tuyển tập sách toán tiếng Nga)
- Thư viện điện tử, ví dụ như libgen.
- Torrent
- http://mathmamawrites.blogspot.fr/p/math-books.html
- Một danh sách sách toán cho trẻ thơ: http://www.uwosh.edu/library/emc/bibliographies/emc-bibliographies/math-books-for-children
v.v.

Chiến lược cho việc xây dựng tủ sách toán phổ thông

1) Đối tượng phục vụ:Đối tượng chủ yếu là từ trẻ nhỏ cho đến hết phỏ thông.  Ưu tiên cho những độ tuổi có nhiều bạn đọc và đang thiếu sách hay nhất (hiện tại, đó là độ tuổi học cấp 2 ?). Đối với đối tượng học đại học: các sách dừng lại ở mức kiến thức cơ bản của đại học về toán (như đại số tuyến tính, giải tích, xác suất thống kê, là những kiến thức mà sinh viên đại học mọi ngành khác nhau cần được biết).
2) Kiến thức bao phủ: Tủ sách hướng tới bao phủ toàn bộ các kiến thức, kỹ năng toán học ở bậc phổ thông và đại học đại cương. Mọi khái niệm  trong khung đó cần có ít nhất 1-2 đầu sách tương ứng giải thích, cho ví dụ và bài tập về nó. Đồng thời có các sách giải thích các khái niệm toán học hiện đại một cách trực giác, đơn giản, để học sinh phổ thông có thể hấp thụ được.
3) Thể loại sách: Kết hợp nhiều thể loại khác nhau, hỗ trợ cho nhau, để có thể phục vụ được nhiều loại đối tượng khác nhau với nhiều kiểu suy nghĩ, tiếp cận khác nhau, ví dụ như:
  1. Sách dạng giáo khoa (viết theo khung kiến thức của chương trình chính thức, nhưng hấp dẫn hơn các sách giáo khoa hiện tại, qua việc giải thích dễ hiểu hơn, sử dụng các ví dụ thực tế thú vị hơn, hướng dẫn làm bài tập hiệu quả hơn, v.v.)
  2. Sách dạng truyện (tiểu thuyết, ký sự, trinh thám, v.v.) hấp dẫn như là đọc truyện, kết hợp toán học với văn học và trí tưởng tượng
  3. Sách bài tập (tuyển tập các bài tập ứng với các trình độ khác nhau, dể ôn kiến thức và luyện tư duy), có hướng dẫn lời giải
  4. Sách giải trí, câu đố (học toán qua các câu đố thú vị)
  5. Sách trò chơi và hoạt động (mô tả cả hoạt động, trò chơi chứa nhiều toán trong đó, học bằng cách chơi)
  6. Sách olympic (nâng cao, các cuộc thi học sinh giỏi)
  7. Sách chuyên đề (bàn riêng về 1 chuyên đề nào đó, nhưng ở mức học sinh hiểu được)
  8. Sách lịch sử toán học (các câu chuyện về các nhà toán học có thật, khám phá toán học, học toán qua lịch sử)
  9. Sách giới thiệu ứng dụng toán học (không nhằm giải thích kỹ càng về toán, mà nhằm cho người đọc thấy được toán có những ứng dụng thiết thực thế nào, đáng học ra sao, kích thích sự quan tâm đến toán)
  10. Sách dành cho phụ huynh và giáo viên (phương pháp, triết lý dạy học cho con cái, học trò v.v.)
4) Tiêu chuẩn chọn sách: Mỗi sách được chọn theo 5 tiêu chí sau:
  1. Đúng đắn (không bị sai về kiến thức khoa học)
  2. Dễ hiểu (giải thích dễ hiểu các kiến thức, khái niệm)
  3. Hấp dẫn (có nhiều yếu tố gây tò mò, lôi cuốn người đọc)
  4. Mới mẻ (không trùng lặp với các sách khác đã có)
  5. Nhiều bạn đọc (loại đi các sách quá cao cấp hay chuyên sâu, có ít người quan tâm)
Việc bình chọn mỗi đầu sách có thể được thực hiện bởi một nhóm nhỏ (gồm ít nhất 1 người biên tập, 1 người phản biện bên trong, 1 người phản biện bên ngoài) tham kháo các đánh giá đã có ở các nơi khác. Có thể chấm điểm mỗi mục theo kiểu: 0 (tồi), 1 (OK), 2 (tốt) rồi nhân chúng với nhau để được 1 điểm đánh giá (của từng người), rồi lấy trung bình cộng của các đánh giá khác nhau (?).
5) Electronic,  multimedia, interactive: Ngoài việc làm sách in, hướng tới điện tử hóa mọi sách, và tiến tới làm và xây dựng thư viện các tài liệu interactive, multimedia, kết hợp giữa các đoạn sách với các video, các hoạt động online, v.v.



  • Aleksandrova & Levshin. Bộ sách tuyển thuyết toán học cho trẻ em của hai tác giả này là bộ sách kinh điển vô cùng hấp dẫn, với các quyển: Ba ngày ở xứ KarlikaniaNgười mặt nạ đen từ nước Al-giépCon tầu của thuyền trưởng Đơn vị, và 4 quyển sách về về các cuộc phiêu lưu của Thạc sĩ khoa học đãng trí. Chủ yếu dành cho độ tuổi cấp 1, nhưng các học sinh lớn hơn mà chưa biết đến, đọc chắc cúng sẽ thích.

4 nhận xét:

  1. mình muốn dowload những sách này về đọc thì vào đâu hả bạn? Cảm ơn bạn nhiều

    Trả lờiXóa
  2. Đẹp nhỉ <3. À, nếu bạn có nhu cầu thi công văn phòng đẹp hay đơn giản là thi công văn phòng thì ghé mình nha!

    Trả lờiXóa